Kết quả Chiến_tranh_Punic_lần_thứ_nhất

La Mã đã giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Punic lần thứ nhất sau 23 năm chiến tranh và cuối cùng nó đã trở thành cường quốc hải quân thống trị ở khu vực Địa Trung Hải. Hậu quả mà cuộc chiến tranh để lại cho cả hai nước đó là sự cạn kiệt về cả sức người và sức của[60]Corse, Sardegna và châu Phi vẫn thuộc về Carthage, nhưng họ đã phải trả một khoản bồi thường chiến phí nặng nề. Chiến thắng của La Mã đã dựa rất nhiều vào sự bền bỉ của nó.

Thương vong

Con số thương vong chính xác của mỗi bên thực sự rất khó khăn để xác định, do thiên vị trong các nguồn lịch sử.

Theo các nguồn(không bao gồm thương vong trong giao tranh trên bộ):[61]

  • La Mã mất 700 tàu chiến (một phần do thời tiết xấu) với một số lượng không rõ thủy thủ đoàn bị chết.
  • Carthage mất 500 tàu cùng một số lượng không rõ thủy thủ bị chết.

Mặc dù không chắc chắn, nhưng cả hai bên đều đã phải chịu thương vong nặng nề. Polybius nhận xét rằng vào thời điểm đó, cuộc chiến này có sức tàn phá ghê gớm nhất về thương vong trong lịch sử chiến tranh, bao gồm cả các trận đánh của Alexandros Đại đế. Phân tích dữ liệu từ cuộc điều tra dân số La Mã trong thế kỷ thứ 3 TCN, Adrian Goldsworthy lưu ý rằng trong cuộc chiến này La Mã bị mất khoảng 50.000 công dân. Con số này không bao gồm quân trợ chiến trợ và bất cứ người lính nào khác trong quân đội không có tư cách công dân, những người vốn sẽ nằm ngoài việc đếm đầu người.[62][63]

Các điều khoản hòa bình

Các điều khoản của Hiệp ước Lutatius đã được đưa ra bởi người La Mã và nó đặc biệt nặng nề đối với người Carthage, vốn đã mất đi quyền thương lượng sau thất bại của họ tại quần đảo Aegates. Cả hai bên thoả thuận:

  • Carthage rút quân khỏi Sicilia và các đảo nhỏ phía tây của nó (Quần đảo Aegates).
  • Carthage trả tự do cho tù nhân chiến tranh La Mã mà không phải mất tiền chuộc, trong khi phải trả tiền chuộc nặng nề về phía họ.
  • Carthage phải kiềm chế việc tấn công Syracuse và các đồng minh của nó.
  • Carthage phải giao một nhóm các đảo nhỏ phía bắc Sicilia (Quần đảo AeolianUstica) cho La Mã.
  • Carthage rút quân khỏi tất cả những hòn đảo nhỏ nằm giữa Sicilia và châu Phi (Pantelleria,Linosa, Lampedusa, LampioneMalta).
  • Carthage phải trả một lượng 2200 talent (66 tấn) bạc bồi thường theo từng đợt hàng năm trong 10 năm, cộng với một khoản bồi thường bổ sung khoảng 1.000 talent (30 tấn) ngay lập tức[64].

Những điểu khoản khác được định rõ đó là các đồng minh của mỗi bên sẽ không bị tấn công bởi bên kia, và không có các cuộc tấn công nào được phép tiến hành bởi các đồng minh của cả hai bên và cả hai bên đều bị cấm tuyển mộ binh lính trong phạm vi lãnh thổ của nước khác. Điều này ngăn cản Carthage chiêu mộ bất kỳ nguồn lực lính đánh thuê nào từ cả Ý và Sicilia, mặc dù điều khoản này sau đó đã được tạm thời bãi bỏ trong thời kì chiến tranh lính đánh thuê.

Tác động chính trị

Do hậu quả của chiến tranh, Carthage đã không còn đủ ngân khố quốc gia. Hanno Vĩ Đại đã cố gắng để đề xuất việc giải tán quân đội nhằm giảm bớt gánh nặng của việc trả lương, nhưng bước đi này lại dẫn đến một cuộc nổi loạn khác, đó là cuộc Chiến tranh lính đánh thuê. Và sau khi trải qua một cuộc chiến đầy cam go cùng với những nỗ lực phối hợp của Hamilcar Barca, Hanno Vĩ Đại và những người khác, quân đội Punic cuối cùng đã có thể tiêu diệt được đám lính đánh thuê và quân nổi loạn. Tuy nhiên, trong cuộc xung đột này, La Mã đã lợi dụng cơ hội để cướp từ tay Carthage hai hòn đảo Corse và Sardegna.[2]

Có lẽ hậu quả chính trị trực tiếp nhất của cuộc chiến tranh Punic lần thứ nhất đó là sự sụp đổ của sức mạnh hải quân Carthage. Những điều ước được ký kết trong hiệp ước hòa bình được dự định là để làm tổn hại tình hình kinh tế của Carthage và ngăn ngừa sự hồi phục của thành phố. Yêu cầu bồi thường của người La Mã đã gây ra căng thẳng về tài chính cho thành phố và buộc Carthage phải trông đợi vào những vùng đất mới nhằm có tiền bồi thường để trả cho La Mã[1].

Trong nỗ lực tìm kiếm để bù đắp cho những mất mát lãnh thổ gần đây và có một nguồn bạc dồi dào để trả khoản bồi thường lớn cho La Mã, người Carthage đã hướng sự chú ý của mình tới bán đảo Iberia, và trong năm 237 TCN người Carthage, dưới sự chỉ huy của Hamilcar Barca, đã bắt đầu một loạt các chiến dịch mở rộng sự kiểm soát của họ trên bán đảo. Mặc dù Hamilcar tử trận trong năm 229 TCN, công cuộc bành trướng của họ vẫn tiếp tục và cùng với việc mở rộng quyền lực về phía thung lũng sông Ebro, người Carthage đã thành lập nên thành phố "Tân Carthage" trong năm 228 TCN. Sự bành trướng này đã dẫn đến cuộc chiến tranh Punic lần thứ hai khi quân Carthage bao vây thành phố Saguntum được người La Mã được bảo trợ vào năm 218 TCN, gây nên một cuộc xung đột với La Mã.[65]

Về phía La Mã, sự kết thúc của cuộc chiến tranh Punic lần thứ nhất đã đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc bành trướng vượt ra ngoài bán đảo Ý. Sicilia đã trở thành tỉnh La Mã đầu tiên (Sicilia) nằm dưới sự cai trị của một cựu pháp quan, thay vì bởi một đồng minh. Sicilia sẽ trở nên rất quan trọng đối với La Mã nhờ vào nguồn cung cấp ngũ cốc.[2] Quan trọng hơn, Syracuse đã được ban cho địa vị của một đồng minh độc lập trên danh nghĩa kéo dài cho tới hết đời Hiero II, và không bị xáp nhập vào tỉnh Sicilia của La Mã cho đến khi bị cướp phá bởi Marcus Claudius Marcellus trong cuộc chiến tranh Punic lần thứ hai.[66]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Punic_lần_thứ_nhất http://books.google.com.au/books/download/A_pictor... http://books.google.com.au/books/download/Dictiona... http://books.google.com.au/books/download/Lectures... http://books.google.com.au/books?id=95bu0O3LLlsC http://books.google.com.au/books?id=PIQdHAAACAAJ http://books.google.com.au/books?id=W0l9QwAACAAJ http://books.google.com.au/books?id=bCIIAQAAIAAJ http://books.google.com.au/books?id=nsnFSQAACAAJ http://books.google.com.au/books?id=qNxLidZpVjgC http://books.google.com.au/books?id=yKxKBPFIXLMC